Monday, October 15, 2007

Thi thiết kế poster phim Nụ hôn thần chết

Với mong muốn đưa hình ảnh của “Thần Chết” Johnny Trí Nguyễn và “cô tiếp thị rượu xinh đẹp” Thanh Hằng đến gần công chúng hơn, Hãng phim Thiên Ngân quyết định trao toàn quyền thiết kế poster phim cho những bạn trẻ yêu thích, có đam mê

Hai diễn viên chính trong Nụ Hôn Thần Chết



Sau hơn 5 tuần khởi quay, bộ phim “Nụ hôn Thần Chết” (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – hãng phim Thiên Ngân thực hiện) đã đóng máy với rất nhiều cảnh quay đẹp và lãng mạn trên khắp mọi miền đất nước. Hiện nay, bộ phim đang trong giai đoạn hậu kỳ, hoàn tất kĩ xảo hiệu ứng để kịp ra mắt các khán giả yêu mến điện ảnh vào đầu năm 2008.

Những khán giả trung thành của bộ phim ngay từ lúc chưa công chiếu sẽ gởi gắm được suy nghĩ, tình cảm và cả những mong chờ “Nụ hôn Thần Chết” ra rạp trong chính poster phim.

Theo đại diện của Thiên Ngân Galaxy: “Chính những ý tưởng rất thật và gần gũi của các bạn trẻ sẽ thể hiện được thị hiếu của đông đảo công chúng, góp phần đưa bộ phim trở nên phổ biến hơn với khán giả nước nhà. Chính những fan hâm mộ điện ảnh, những nhà thiết kế nghiệp dư đầy tâm huyết sẽ góp phần tạo nên hình ảnh quảng bá cho bộ phim “Nụ hôn Thần Chết” trong dịp Tết Mậu Tý.

Về thể lệ cuộc thi

Đối tượng tham dự: Bất cứ ai quan tâm đến bộ phim “Nụ hôn Thần Chết” đều có thể tham gia, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…

Các thí sinh sẽ được nhận 1 đĩa CD gồm những hình ảnh đẹp nhất, thể hiện rõ nội dung ý nghĩa bộ phim để có tư liệu thiết kế. Ngoài ra, các bạn còn được khuyến khích sử dụng thêm bất kì hình ảnh nào của các diễn viên chính ngoài những hình ảnh mà Công ty Cổ Phần Phim Thiên Ngân cung cấp.

Hình ảnh của hai diễn viên chính Johnny Trí Nguyễn và Thanh Hằng là ý tưởng chủ đạo để thiết kế poster. Ngoài ra ban tổ chức nhiệt liệt hoan nghênh những mẫu thiết kế giới thiệu được cả dàn diễn viên phụ nhưng toàn là ngôi sao sáng giá như ca sĩ Phương Thanh, danh hài Hoài Linh, NSƯT Thành Lộc, ca sĩ trẻ Thuỷ Tiên, người mẫu Vĩnh Thuỵ…

Poster phim phải thể hiện được tiêu chí vui nhộn, tươi trẻ, tinh tế và phù hợp với nội dung “3 trong 1” của bộ phim: Tình cảm – Hài hước –Kinh dị

Tất cả hình ảnh dự thi của thí sinh sẽ được trưng bày tại phòng triễn lãm của Hệ thống Rạp Galaxy ở TP HCM và Hà Nội

Sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm: hình ảnh poster, layout tên phim và slogan được lưu trong CD

Về giải thưởng, có 01 giải nhất: 5 triệu đồng, 4 vé dự buổi họp báo ra mắt phim và những đạo cụ dùng trong phim

01 giải nhì: 3 triệu đồng, 4 vé dự buổi họp báo ra mắt phim và những đạo cụ dùng trong phim

01 giải ba: 2 triệu đồng, 4 vé dự buổi họp báo ra mắt phim và những đạo cụ dùng trong phim

10 giải khuyến khích gồm: 2 vé dự buổi họp báo ra mắt phim

Toàn bộ hình ảnh dự thi của các thí sinh sẽ thuộc bản quyền sử dụng của công ty cổ phần phim Thiên Ngân. Công ty sẽ có quyền xem xét, lựa chọn hình ảnh trong các poster tham gia cuộc thi, nhằm quảng bá rộng rãi cho bộ phim sau này.

Bắt đầu từ ngày 15/10, các thí sinh tham gia cuộc thi có thể nhận thông tin và hình ảnh về bộ phim “Nụ hôn Thần Chết” tại: Công ty Cổ phần Phim Thiên Ngân 9/2 Tôn Đức Thắng, Q1, TP.HCM, điện thoại: (08) 910 5619 hoặc 256 Bà Triệu, Hà Nội, điện thoại: (04) 974 6122

Những mẫu poster dự thi sẽ được chính đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cùng đại diện hãng phim Thiên Ngân đánh giá và chấm điểm. Tất cả mẫu thiết kế dự thi sẽ thuộc bản quyền của Hãng Phim Thiên Ngân. Những mẫu đoạt giải sẽ được xem xét sử dụng trong việc quảng bá bộ phim nếu thấy phù hợp.

Lễ trao giải: sẽ được tổ chức vào lúc 10g00 ngày 30/11/2007

Hà Thu

Nụ hôn Thần Chết thi thiết kế poster phim

Sau hơn năm tuần khởi quay, bộ phim Nụ hôn Thần Chết (ĐD: Nguyễn Quang Dũng - Hãng Galaxy) đã đóng máy với rất nhiều cảnh quay đẹp và lãng mạn trên khắp mọi miền đất nước.



Trong thời gian chờ đợi công chiếu vào đầu năm 2008, Hãng Galaxy phát động Cuộc thi thiết kế poster “Đồng hành cùng Nụ hôn Thần Chết”. Với mong muốn đưa hình ảnh của “Thần Chết” (Johnny Trí Nguyễn - ảnh, phải) và “cô tiếp thị rượu xinh đẹp” (Thanh Hằng - ảnh, trái) đến gần công chúng hơn. Cuộc thi này đồng nghĩa với việc giao toàn quyền thiết kế poster phim cho những bạn trẻ yêu thích phim.

Bắt đầu từ ngày 15-10, các thí sinh tham gia cuộc thi có thể nhận thông tin và hình ảnh về Nụ hôn Thần Chết tại Công ty cổ phần Phim Thiên Ngân (9/2 Tôn Đức Thắng, Q1, TPHCM, ĐT: (08) 9105619 hoặc 256 Bà Triệu, Hà Nội, (04) 9746122.

Hình các diễn viên trong Nụ hôn thần chết






Phương Thanh



Thanh Hằng




Thanh Hằng- Johnny Trí Nguyễn








Dũng “khùng” chỉ đạo diễn xuất cho Phương Thanh

Một cảnh quay ấn tượng trong phim

Thanh Hằng trước một cảnh quay

Diễn viên chuẩn bị tập trung cho một cảnh quay trong phim.

Nội dung phim Nụ HônThần Chết

Hài hước, kinh dị, và tuyệt vời lãng mạn, bộ phim kể về nhiệm vụ khó khăn của Hoàng Tử Thần Chết (Du) khi đi thực hiện Nụ Hôn rút hồn cô nàng tiếp thị rượu xinh đẹp (An).

Trong 3 ngày, Du phải đặt được nụ hôn rút hồn An, nếu không sẽ phạm phải lời nguyền khủng khiếp nhất với Vua Thần Chết. Nhưng chàng Hoàng Tử Thần Chết ngây thơ đã bị cô An sexy dữ dằn đánh cho tơi bời, bắt giúp cô thoát chết hết lần này lượt khác. Trong cuộc chạy trốn cái chết, An đã tìm thấy điều mà cô còn quý hơn mạng sống, đó là tình yêu.

Vua Thần Chết và toàn bộ thế lực bóng tối vào cuộc để giết An, cứu Du thoát khỏi lời nguyền. Một kết thúc bất ngờ và vô cùng lãng mạn đã khiến cả con người lẫn những thế lực của thần chết đều xúc động chứng kiến sức mạnh vĩnh cửu của tình yêu.

bạn có thể ghé thăm thế giới NHTC qua: http://cyworld.vn/nuhonthanchet

Sunday, October 14, 2007

Các hãng chạy đua bằng yếu tố lạ

Nói về yếu tố lạ đầu tiên phải kể đến là Hãng phim Giải Phóng bắt tay với Hãng phim Thanh Niên cùng thực hiện bộ phim “Thủ tướng” (kịch bản và đạo diễn Lê Hoàng). Làm phim về nguyên thủ quốc gia ở các nước không lạ, nhưng ở Việt Nam là lạ.

Quan niệm của người dân Việt Nam nói chung, những vấn đề liên quan đến các nhà lãnh đạo cấp cao đó là những vấn đề nghiêm túc, những vấn đề về chính trị. Chưa từng có bộ phim truyện Việt Nam nào lấy Thủ tướng ra làm nhân vật chính... Thế nhưng tết này Thủ tướng sẽ lên phim. Đạo diễn Lê Hoàng cho biết, nhân vật Thủ tướng trong phim của ông là một người trẻ (mới 26 tuổi). Thủ tướng sẽ sống và yêu như bất cứ thanh niên nào, nhưng đồng thời cũng sẽ có những khác biệt vì là… Thủ tướng. Ngay với cái tên “Thủ tướng”, có thể xem hiện bộ phim này đang tạo nên mối quan tâm hàng đầu của giới quan sát điện ảnh mùa tết năm nay.

Hai diễn viên chính Johnny Trí Nguyễn và Thanh Hằng trong phim “Nụ hôn thần chết”.

Lạ và có chút phiêu lưu đó là bộ phim “Nụ hôn thần chết” của Hãng phim Thiên Ngân kết hợp với HK Film. Câu chuyện giả tưởng do đạo diễn kiêm tác giả kịch bản Nguyễn Quang Dũng trình làng sẽ kể về một anh chàng tử thần có nhiệm vụ đi bắt hồn những cô gái mà số phận định đoạt là phải chết.

Chỉ một nụ hôn của chàng, nạn nhân sẽ lìa trần. Tuy nhiên, lần này chàng lại không thể hành động vì đối tượng là một cô gái khiến cho trái tim chàng rung động… Bộ phim đang gây tranh cãi vì đề tài… chết chóc liệu có hợp với dịp tết hay không? Tâm lý khán giả trong ngày xuân không muốn đụng tới những điều chết chóc. Tuy nhiên, nhà sản xuất đang hướng bộ phim tới đối tượng thanh niên - đối tượng thích những gì mới lạ và không mấy… tin dị đoan. “Nụ hôn thần chết” xem ra cũng đáng chú ý trong mùa phim tết 2008.

Nhắc tới mùa phim tết, người ta không thể không nhắc tới nhà sản xuất phim Phước Sang. Chuẩn bị vào cuộc bỗng nhiên “đại gia” phim tư nhân này lâm trọng bệnh, một vài thông tin ngoài luồng cho biết hãng Phước Sang sẽ rút khỏi “cuộc chơi” năm nay. Phim tết mà thiếu Phước Sang, có thể nói là kém sôi động tới một nửa. Nhiều người đang buồn vì sự việc này thì mới đây chính giám đốc hãng Phước Sang đã vượt qua cơn bệnh và ra tuyên bố chính thức bấm máy phim tết “Phát tài” (đạo diễn Lê Bảo Trung).

Thời điểm này có thể xem là hơi muộn để bắt đầu, tuy nhiên Phước Sang luôn là người có tài làm cho người khác biết mình là ai. “Phát tài”, một cái tên phim không lạ ngoại trừ nghe là biết “phim tết”. Nhưng theo sự tiết lộ nội dung của ông bầu thì đây sẽ là câu chuyện tình của những chàng tạo mẫu tóc. Giới tạo mẫu tóc cũng có nhiều chuyện để thiên hạ phải quan tâm. Bộ phim tình cảm hài “Phát tài” xem ra cũng có cái lạ! Mới nhất trong làng phim tết là một hãng có tên Sena Film. Hãng Sena mới chỉ “chào làng” trong năm 2007 và chưa mấy được biết đến.

Tuy là “đàn em” nhưng Sena cũng quyết tâm cạnh tranh cùng “các anh, các chị” trong làng điện ảnh bằng việc chen chân vào thị trường phim tết. Thực ra nói là đàn em nhưng Sena lại quy tụ toàn những bậc “tiền bối” trong làng điện ảnh… nên xem ra cũng không yếu thế. Bộ phim “Duyên tình thoát tục”, ban đầu được hãng làm dưới dạng DVD nhưng để chuyển hướng sang phim chiếu tết, hãng này đã đầu tư thêm mấy tỷ đồng để chuyển thành phim nhựa. Đây là bộ phim cổ trang với đề tài về Phật giáo và bối cảnh quay ở cả Việt Nam và Ấn Độ...

Một hãng nữa cũng là đối thủ không nhẹ ký trên thị trường phim tết năm nay đó là Hãng phim Hội Điện ảnh. Với thế mạnh là đơn vị đứng đầu trong ngành, Hãng phim Hội Điện ảnh có những lợi thế hơn so với các hãng khác (quy tụ dàn diễn viên, sự hỗ trợ về mọi mặt…). Tuy nhiên, kinh nghiệm trên “chiến trường” phim tết không phải cứ “gốc bự” là thắng. Đề tài về giới ca sĩ với những khoảng tối phía sau hào quang có thể xem là không lạ và một vài bộ phim trước đây cũng đã từng đề cập tới. Tuy nhiên, đây là một thế giới khá phức tạp, các phim trước đều chưa nói đủ... Hãng phim Hội Điện ảnh cam đoan là sẽ trình cho khán giả thấy những điều mà nhiều người chưa biết. “Em muốn là người nổi tiếng”, có thành công trong việc lôi kéo khán giả đến rạp hay không thì còn phải chờ…

Vậy là sẽ có 5 đối thủ cùng tham gia chạy đua phim tết năm nay. Cả 5 bộ phim đều có những yếu tố gây tò mò. Với 5 phim cùng xuất hiện, thị trường phim tết càng khẳng định là một thị trường chính trong năm của điện ảnh Việt Nam. Thêm sự xuất hiện của cụm rạp Megastar Hùng Vương, Megastar Biên Hòa, năm nay cơ hội vào rạp của các phim sẽ cao hơn, điều kiện thi thố cũng vì vậy mà gay cấn hơn. Khán giả cũng có dịp chứng kiến sự phát triển của điện ảnh Việt Nam trong mùa tết năm nay. Đó là chưa kể 2 bộ phim “made in Vietnam” nữa là “Mười” (hãng Phước Sang) và “Cú và chim se sẻ” (hãng Chánh Phương) sẽ ra mắt trong dịp Noel và Tết Dương lịch.

(Nguồn: SGGP)

Mong một sự khác biệt

Những cái tên quen quen, những gương mặt đã đình đám trong làng showbiz, một lần nữa tiếp tục được nhắc đến trên các phương tiện thông tin đại chúng sau những cuộc họp báo ra mắt đoàn làm phim. Điều này khiến công chúng có thể ít nhiều hình dung được món ăn mà mình sắp được thưởng thức trong mùa phim Tết năm nay.

Vào lúc này, không khí phim trường khu vực phía Nam có lẽ đang nóng cao độ với sự có mặt của 3 đoàn làm phim Thủ tướng , Nụ hôn thần chếtPhát tài. Được biên kịch và đạo diễn bởi Lê Hoàng, bộ phim Thủ tướng do hai hãng phim Thanh Niên và Giải Phóng phối hợp sản xuất. Vẫn như mọi năm, Giải Phóng vẫn là hãng phim nhà nước có mặt trong cuộc đua phim Tết.

Cũng như vậy, người hâm mộ điện ảnh nước nhà cũng có thể dự tính những gương mặt tư nhân tiêu biểu nào sẽ được nhắc đến. Và không có gì ngạc nhiên như: Phuocsang Film với Phát tài, Hãng Thiên Ngân phối hợp với HK làm Nụ hôn thần chết... Như vậy, khán giả hầu như đã có sự lựa chọn cho riêng mình. Thêm vào đó, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đưa tin thêm 2 gương mặt nữa cũng tham gia vào thị trường phim Tết năm nay là Sena Film và Hãng phim Chánh Phương với hai tác phẩm đã được hoàn thành trước đó là Duyên trần thoát tụcCú và chim se sẻ. Có thể hãng phim Phước Sang cũng sẽ nỗ lực để phim kinh dị Mười cùng có mặt tại các rạp vào dịp này.


Cảnh trong phim Em muốn làm người nổi tiếng

Trong mùa phim Tết năm nay, các hãng phim phía Bắc nhập cuộc với khí thế hào hứng hơn cả. Đó là Em muốn làm người nổi tiếng (Hoda Film) và Chí phèo và những người bạn của công ty Cổ phần nghe nhìn Thăng Long. Như vậy, nếu không có gì thay đổi thì mâm cỗ phim Tết 2008 sẽ có mặt 7 món ăn. Trong đó thể loại hài - vốn được xem là món chính hợp với không khí vui vẻ ngày xuân đã phân thành hai vị tách biệt cho hợp với khẩu vị khán giả riêng từng miền Bắc - Nam.


Những gương mặt nổi tiếng trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh và âm nhạc đang được đón chờ xuất hiện trên màn ảnh với những sắc thái khác nhau có lẽ là một trong những lí do khiến không khí làm phim trở nên rộn ràng hơn.

Xét về thể loại, bức tranh phim Tết năm nay tương đối đa sắc. Có cả tâm lí - xã hội (Thủ tướng, Em muốn là người nổi tiếng, Duyên trần thoát tục, Cú và chim se sẻ); hài (Nụ hôn thần chết, Phát tài, Chí Phèo và những người bạn); kinh dị (Mười). Danh mục này có thể sẽ có một số thay đổi vào thời điểm cuối, hoặc tăng hoặc giảm về số lượng vì để một bộ phim ra rạp vào dịp Tết là việc không đơn giản chút nào. Đó còn phải là sự bảo hộ nhờ tên hãng phim, tên ông chủ phim...


Cảnh trong phim Nụ hôn thần chết

Điểm lại tên các hãng phim, tên đạo diễn, diễn viên tham gia hội chợ phim đầu xuân năm nay, người hâm mộ vẫn thấy nhiều những gương mặt quen: Lê Bảo Trung, Kim Thư, Phương Thanh… Dĩ nhiên, cũng có một số gương mặt diễn viên mới và lần đầu tiên xuất hiện trong các poster phim chiếu Tết như Dương Hoàng Anh (phim Thủ tướng). Ngoài ra, trong chính bản thân mỗi tác phẩm, người thực hiện cũng đã cố gắng để tìm nét lạ trong kịch bản và dàn diễn viên. Việc cuối cùng là họ sẽ chứng tỏ cho khán giả thấy những nét mới này sẽ tạo nên bước đột phá lớn cỡ nào để khán giả không mất công chờ đợi và hi vọng.

Mong sao điện ảnh nước nhà có một mùa phim Tết bội thu giống như một số báo khi viết bài giới thiệu thường đặt tựa nhấn mạnh rất tự tin kiểu (tên phim) - Quả "bom tấn" phim Tết… Thực ra, dù phim của hãng tư nhân hay nhà nước, phim dành chiếu dịp nào đi chăng nữa thì các nhà sản xuất cũng đều kì vọng sản phẩm của mình nếu không là "bom" thì cũng phải là cái gì đó đáng chú ý nhất.

Theo Lưu Vân - TGĐA

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

Phước Sang làm phim vì 'phát tài'

Diễn viên Phước Sang và Nguyễn Chánh Tín trong một cảnh diễn phim "Phát tài". Ảnh do nghệ sĩ cung cấp.

Ông chủ hãng phim Phước Sang đùa như thế khi nói về dự án phim hài "Phát tài" vào cuối năm của mình. Nhân dịp "Áo lụa Hà Đông" đoạt giải Kodak Vision tại Nhật Bản, anh đã có buổi trò chuyện:

- Anh phát tài như thế nào?

- Đó chỉ cách tôi nói đùa với bạn bè vì dạo này sức khỏe dần ổn định trở lại. Tin vui về giải thưởng mà phim Áo lụa Hà Đông vừa đạt được ở Liên hoan phim Fukuoka khiến tôi cảm thấy rất phấn chấn.

- Tên và nội dung phim có liên quan gì đến nhau?

- Trước hết, Phát tài là cái tên rất phù hợp với không khí Tết. Nó chắc chắn có liên quan đến nội dung phim. Nhưng nội dung thế nào thì đoàn làm phim chúng tôi đã quyết định giữ bí mật đến phút chót.

Tôi chỉ có thể nói đây là chuyện tình của các nhân vật thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội. Những chi tiết lãng mạn, hài hước trong phim sẽ giúp khán giả vui vẻ trong dịp Tết. Phim cũng hứa hẹn khá nhiều cảnh… "hot", nhưng "hot" cỡ nào thì... bí mật (cười).

- Thế còn phim kinh dị "Mười", anh định bao giờ "bật mí" cho khán giả?

- Hiện tại phim Mười vẫn còn trong tình trạng kiểm duyệt, và cần phải chỉnh sửa thêm. Nếu suôn sẻ, phim sẽ ra mắt khán giả vào tháng 12 nhân dịp Giáng sinh.

- Hiện nay trên thị trường đã có DVD phim "Mười" bản phát hành tại Hàn Quốc. Điều này gây ảnh hưởng gì cho việc phát hành phim vào cuối năm nay?

- Đúng là khâu kiểm duyệt khiến chúng tôi phải chậm trễ trong việc giới thiệu phim với công chúng. Bản thân tôi cũng nghe nhiều người nhận xét bản DVD đang có trên thị trường là không hay.

Tôi nghĩ việc này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều, vì bản phát hành ở Việt Nam khác với của Hàn Quốc. Câu chuyện về nhân vật Mười sẽ được dựng lại để làm sao tình tiết cũng như cách xử lý nội dung đậm chất Việt Nam hơn. Tôi tin khán giả sẽ vẫn ủng hộ phim Mười.

- Hãng Phước Sang sản xuất phim theo dòng thị trường như "Phát tài" cho dịp Tết sắp tới. Anh nghĩ sao nếu có ý kiến rằng đây cũng là một cách thu hồi vốn cho các dự án làm phim nghệ thuật?

- Cá nhân tôi cũng như hãng phim luôn tách bạch rõ ràng yếu tố nghệ thuật và thị trường. Chúng tôi không đặt nặng hay xem nhẹ một bên nào cả. Hãng Phước Sang vẫn chia đều công sức, tiền bạc cho cả hai dòng phim.

Ví dụ như việc sản xuất ra một viên gạch, bản thân nó đã được suy xét ngay từ đầu là sẽ được dùng để xây dựng ở đâu, thôn quê hay thành thị, nhà dân hay lâu đài.

Điều tôi muốn nói là nhà sản xuất phải xác định trước đối tượng phục vụ và đầu tư đúng mức để sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của đối tượng đó.

- Tính đến nay, doanh thu của phim "Áo lụa Hà Đông" như thế nào?

- Đúng là nếu chỉ xét về doanh thu của phim ở Việt Nam thì chúng tôi vẫn lỗ. Nhưng chúng tôi có lợi nhuận từ việc phát hành ở nước ngoài để bù vào nên không đến nỗi nào.

Tôi nghĩ Áo lụa Hà Đông là phim nghệ thuật thành công nhất trong nước ở hiện tại. Bằng chứng là phim kéo được khán giả đến rạp, đặc biệt "lấy" được nước mắt người xem. Đó mới là điều quan trọng.

- Con đường nào đã đưa "Áo lụa Hà Đông" đến với Liên hoan phim Fukuoka ở Nhật Bản vừa qua?

- Ban tổ chức tự lựa chọn và gửi lời mời tham dự đối với các phim đáp ứng yêu cầu của liên hoan. Tôi nghĩ Áo lụa Hà Đông được chọn một phần là vì phim tạo được không ít tiếng tăm tại các liên hoan phim quốc tế thời gian qua, đặc biệt là giải Khán giả bình chọn tại Pusan, Hàn Quốc.

- Theo anh, vì sao "Áo lụa Hà Đông" qua mặt các đối thủ khác trong khu vực?

- Đó chính là cái hồn của dân tộc Việt, của con người Việt Nam. Người ngoại quốc chưa quen với hình ảnh chiếc áo dài. Họ càng không dễ gì hiểu được những nét tinh túy, sâu sắc ẩn chứa bên trong chiếc áo. Và Áo lụa Hà Đông đã làm được điều này.

- Anh sẽ tiếp tục khai thác đề tài nào để có những phim chất lượng như "Áo lụa Hà Đông"?

- Thành công của phim trên các đấu trường quốc tế không chỉ là niềm tự hào của anh em trong đoàn mà còn là động lực để chúng tôi tiếp tục bắt tay thực hiện các dự án phim tiếp theo.

Đề tài cụ thể chưa định hình được, nhưng tôi sẽ khai thác những vấn đề đặc trưng của Việt Nam, chỉ có ở Việt Nam.

Hôm 25/9, hãng phim Phước Sang và đạo diễn Lê Bảo Trung ra mắt đoàn làm phim Phát tài. Chuyện tình của tiểu thư con nhà đài các, của cô gái bán ve chai... được dựng lên với nhiều tình tiết lãng mạn, hài hước để phục vụ khán giả dịp Tết.

Ông chủ Phước Sang tiếp tục mời rất nhiều ngôi sao hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật tham gia đóng phim như: diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Trương Ngọc Ánh, Cao Minh Đạt, Kim Thư... ca sĩ Phương Thanh, Ngọc Sơn, Đăng Khôi, Tiến Đạt... danh hài Hoài Linh, Tấn Beo, Thanh Tùng...

Theo VnExpress

Mùa phim Tết 2008: Ai sẽ thắng?

Phim Tết năm nay có thể lên đến con số 5 hoặc 6 phim nhưng khán giả chú ý nhất vẫn là 3 phim của các nhà sản xuất đã có thâm niên làm phim Tết.

Vẫn bộ ba cũ

Đáng mừng khi các nhà sản xuất quen thuộc vẫn giữ vững phong độ, đều đặn làm phim mỗi mùa Tết đến. Công ty Thiên Ngân là người khởi động mùa phim Tết Mậu Tý cùng “bạn hàng” mới của mình - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng - người mà năm trước còn làm phim cho hãng “đối thủ”. Kịch bản Quang Dũng đem đến chào hàng, sau khi đổi tới đổi lui vẫn giữ nguyên tên Nụ hôn thần chết. Chưa biết lúc ra rạp có đổi hay không, chỉ thấy tên phim đã khẳng định đạo diễn lẫn nhà sản xuất không ngại chuyện mất khách, bởi nghe không hợp không khí Tết. Nụ hôn thần chết hiện đang làm hậu kỳ, chưa thể nói trước điều gì, nhưng căn cứ theo kiểu làm phim của Quang Dũng lâu nay, dự đoán đây sẽ là một bộ phim nhiều trò.

Diễn viên hài Hoài Linh (trái) sẽ tham gia phim “Phát tài”


Đồng hành với phong cách vui nhộn của Nụ hôn thần chết là sản phẩm của nhà sản xuất có cách làm phim khá “bình dân”: Phước Sang với Phát tài. Cặp bài trùng Lê Bảo Trung - Phước Sang sau Đẻ mướn, Võ lâm truyền kỳ vẫn giữ nguyên chiêu thức gom cả “chùm sao” mà có người chỉ xuất hiện trên phim chừng… một phút.

Tết năm ngoái, các diễn viên hài Hoài Linh, Tấn Beo... quậy tung rạp, đóng phim như… diễn hài mà vẫn ăn khách nên năm nay tiếp tục được mời. Dù có họp báo ra mắt đoàn phim đàng hoàng, nhưng ông bầu Phước Sang vẫn “xin không tiết lộ nội dung kịch bản”. Tuy nhiên, với dàn diễn viên hàng “sao”, mỗi người nói về vai diễn của mình một chút, Phát tài có thể sẽ có kịch tính của Đẻ mướn và cường điệu của Võ lâm truyền kỳ. Phim được làm khá gấp và đạo diễn Lê Bảo Trung lại mới “hoàn hồn” sau chuyến đi học làm phim ngắn ngày ở Mỹ về. Theo lời thú nhận của đạo diễn này thì chuyến đi học làm anh hoang mang, về nước không biết... bắt đầu từ đâu. Phát tài sẽ có phần nào sự hoang mang đó chăng?

Khác biệt, chọn hẳn một “tông” khác trong vệt phim Tết năm nay là Thủ tướng (đạo diễn Lê Hoàng) của đồng sản xuất Hãng phim Giải Phóng và Hãng phim Thanh Niên. Ngay từ cái tên, đã có thể nhận ra cá tính luôn muốn tạo sự khác biệt của đạo diễn này. Lê Hoàng thừa nhận sự nhạy cảm của đề tài chính khách nhưng cũng mạnh dạn tuyên bố giới chính khách sẽ ra rạp xem phim của anh: câu chuyện về một thủ tướng trẻ rất đẹp trai, yêu đương, giận hờn với một cô nàng đang… thất nghiệp. Nếu Lê Hoàng giữ được phong độ và Thủ tướng thành công, rất có thể bộ phim sẽ mở ra một mảng đề tài mới như Gái nhảy.

Còn ai gia nhập làng phim Tết?

Ngoài những phim trên, Tết năm nay có thể còn có sự góp mặt của Duyên trần thoát tục (Sena film), Em muốn là người nổi tiếng (hãng phim Hội Điện ảnh). Duyên trần thoát tục đề tài kén khách, tham gia thị trường Tết là để biết... mùi cạnh tranh, còn thực tế họ chú trọng vào việc in DVD bán cho Việt kiều. Em muốn là người nổi tiếng của một hãng phim phía Bắc - thường thiếu sự năng động trong tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Các phim này khó “thò chân” vào được phía Nam, vốn là thị trường chiếu bóng lớn nhất nước. Thế nên, phim Tết vẫn là cuộc trình diễn của bộ ba quen thuộc Thiên Ngân, Phước Sang, Giải Phóng (hãng nhà nước hiếm hoi tham gia đều đặn) như mấy năm qua.

Mừng cho sự mạnh dạn đầu tư sản xuất phim Tết của các đơn vị trên nhưng nếu loanh quanh mãi chỉ vài nhà sản xuất trên thì có khi một hai năm nữa, thiên hạ sẽ nói: Chán!

Theo SGGP

Phim Tết 2008: Khởi động sớm để ra rạp

Poster phim Cú và chim se sẻ.
Đến lúc này, Thiên Ngân là hãng khởi động phim Tết sớm nhất ở khu vực phía Nam: ngày 6.8 tới sẽ chính thức khởi quay Nụ hôn thần chết (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng). Các hãng khác như Giải Phóng, Phước Sang, Đào Thu, Chánh Phương... cũng đang rục rịch vào cuộc nhưng vẫn chưa tuyên bố chính thức.

Nụ hôn thần chết của Hãng Thiên Ngân có lẽ không hề kém cạnh các phim Tết năm trước của hãng này bởi tựa phim gây tò mò, câu chuyện hiện đại và quy tụ dàn diễn viên đang được khán giả yêu thích: Thanh Thủy, Thành Lộc, Hoài Linh, Johnny Trí Nguyễn, Thanh Hằng và các ca sĩ Phương Thanh, Đức Tuấn, Thủy Tiên.

Thị trường Tết năm nay sẽ có mặt một bộ phim cổ trang mang tên Duyên trần thoát tục của Hãng Sena Film. Lúc đầu Sena Film dự định xuất xưởng bộ phim trên bản DVD, nhưng cuối cùng đã quyết định chuyển hướng bằng cách chi gần 2 tỉ đồng để thực hiện phần kỹ xảo và chuyển sang phim nhựa. Đây có thể coi là hành động "đánh cuộc" với thị trường phim Tết, bởi khi chuyển sang phim nhựa thì chi phí cho bộ phim có thể lên đến 300.000 USD (gần 5 tỉ đồng), trong khi lâu nay Sena Film mới chỉ mạnh về khâu kịch bản và sản xuất phim truyền hình.

Dàn diễn viên của Duyên trần thoát tục gồm hai gương mặt nổi danh một thời: Diễm My, Việt Trinh và các diễn viên Nguyễn Phi Hùng, Việt Hương, Cát Phượng, Minh Béo, Vĩnh Hoàng...

Giải Phóng là hãng phim Nhà nước duy nhất tích cực tham gia thị trường phim chiếu Tết từ mấy năm qua, nhưng thường thì hãng "đi sau" và... từ từ tiến vào thị trường. Nhưng với Tết 2008, Hãng Giải Phóng buộc lòng quyết tâm làm một phim thực sự ăn khách vì năm nay là năm mà hãng không nhận bất cứ một khoản tiền trợ giá sản xuất nào từ Nhà nước. Vì thế, Hãng Giải Phóng đã chấm kịch bản của Lê Hoàng có mang tên Thủ tướng - một tựa phim cũng sẽ gây tò mò bởi "trước giờ chúng ta hầu như chưa có phim nói về các chính khách". Hiện Hãng Giải Phóng đang tìm đối tác để hợp tác sản xuất.

Hãng Phước Sang năm nào cũng tiên phong trong việc sản xuất phim Tết, nhưng năm nay vì sức khỏe của ông chủ Phước Sang không tốt lắm nên hãng triển khai phim Tết chậm hơn mọi năm. Tuy nhiên đến giờ này, hãng cũng đã chọn được một kịch bản khá "ăn rơ" với năm con chuột có tựa đề Xóm chuột, nhưng đạo diễn là ai thì hiện chưa công bố.

Chánh Phương Film - hãng vừa có bước đột phá với bộ phim trình chiếu mùa hè Dòng máu anh hùng - sẽ tiếp tục tham gia thị trường phim Tết bằng bộ phim có tựa đề Cú và chim se sẻ (đạo diễn Stephae Gauger, đã được trình chiếu tại Mỹ).

Trong khi không khí Tết đã bắt đầu rộn ràng các hãng phía Nam, thì các hãng phía Bắc vẫn khá yên ắng - kể cả Hãng phim truyện Việt Nam, Phim truyện 1. Chỉ có Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam tham gia thị trường phim Tết với bộ phim Em muốn là người nổi tiếng (đạo diễn Nguyễn Đức Việt).

Như vậy, nếu như các hãng hoàn thành đúng kế hoạch chiếu Tết, thì số lượng phim tham gia thị trường Tết 2008 sẽ cao hơn hẳn các năm trước. Liệu cuộc đua giành rạp chiếu có tái diễn?

(Theo TN)

Phim Tết 2008: "Mâm cỗ" đã sẵn sàng

Sau thời gian im hơi lặng tiếng trong lúc các “đối thủ” rục rịch khởi động dự án phim Tết, mới đây hãng phim Phước Sang cũng đã tuyên bố nhập cuộc với bộ phim hài Phát Tài, cũng do đạo diễn – 10 tỷ Lê Bảo Trung thực hiện. Như vậy, đến thời điểm này, mâm cỗ xem như đã được bày biện sẵn sàng cho bữa tiệc phim Tết 2008.

Điểm mặt “đầu bếp”

nuhonthanchet26.jpg
Thanh Hằng và Johnny Trí Nguyễn trong phim Nụ hôn thần chết của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Trong “bộ ba phim Tết”: hãng phim Giải phóng, Thiên Ngân và Phước Sang thì Thiên Ngân được xem là đơn vị nhanh nhạy nhất trong mùa phim Tết 2008 với phim Nụ hôn thần chết của đạo diễn khùng Nguyễn Quang Dũng. Sau dự án Võ lâm truyền kỳ – Thập đại mỹ nhân cho mùa Tết năm ngoái bị gãy đổ nửa chừng, cả Thiên Ngân lẫn Dũng khùng đều trông đợi Nụ hôn thần chết sẽ trở thành bộ phim hốt bạc nhất mùa Tết 2008.

Sau mấy năm rong chơi cùng các hãng phim tư nhân, đạo diễn lắm chiêu Lê Hoàng vừa quay lại “nhà cũ” hãng phim Giải Phóng để cầm trịch vai trò đạo diễn bộ phim Thủ tướng, dự án hợp tác với hãng phim Thanh Niên. Sự thất bại về doanh thu lẫn những lời phê bình từ giới chuyên môn và khán giả cho những phim chiếu Tết gần đây của Lê Hoàng như Nữ tướng cướp, Trai nhảy... vẫn không hề làm suy giảm sự tự tin của vị đạo diễn nổi tiếng về những phát ngôn bất cần đời này.

Hãng Phước Sang chậm chân nhất do nhiều lý do khách quan (trong đó có lý do sức khoẻ của ông chủ hãng) nhưng cũng kịp tuyên bố bấm máy bộ phim Phát Tài vào cuối tháng 9. Sau hai phim ăn khách Đẻ MướnVõ lâm truyền kỳ, đây là lần thứ 3 liên tiếp đạo diễn con cưng Lê Bảo Trung được giao nhiệm vụ... mang tiền tỉ về cho hãng Phước Sang trong mùa phim Tết.

emmuonlamnguoinoitieng.jpg
Đoàn phim Em muốn làm người nổi tiếng (từ trái sang: nhân viên phục trang Thanh Hiền, họa sĩ Vũ Huy, diễn viên Hồng Kim Hạnh, đạo diễn Nguyễn Đức Việt)

Ngoài ba “đại gia” trên, bữa tiệc phim Tết 2008 hứa hẹn sẽ xôm tụ hơn những năm trước với sự tham gia của nhiều “đầu bếp” mới như hãng Sena với bộ phim cổ trang Duyên trần thoát tục của đạo diễn Lê Cung Bắc. Bên cạnh việc phát hành DVD trong các nhà chùa như mục tiêu ban đầu đề ra, ban giám đốc của Sena nhận thấy đề tài Phật giáo phù hợp với ngày Tết nên quyết định chi thêm kinh phí để chuyển thành phim nhựa chiếu rạp.

Hãng phim Chánh Phương của diễn viên Nguyễn Chánh Tín cũng tuyên bố sẽ góp mặt vào thị trường phim Tết với bộ phim Cú và Se Sẻ của đạo diễn người Mỹ Stephane Gauger. Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam cũng lăm le góp thêm một món ăn cho bữa tiệc phim Tết với bộ phim Em muốn làm người nổi tiếng khai thác hậu trường nghề ca sĩ của đạo diễn Nguyễn Đức Việt. Đây là bộ phim cuối cùng nhận được kinh phí tài trợ từ nhà nước, không giấu giếm hy vọng cũng đạt được doanh thu kha khá như Tết này ai đến xông nhà của hãng phim truyện Việt Nam năm nào.

Sẽ có "món ăn lạ"?

Năm nào thì mùa phim Tết cũng là mùa làm phim ồn ào nhất, là thời điểm các nhà sản xuất, đạo diễn đưa ra những tuyên bố hùng hồn nhất để PR cho phim của mình. Năm nay cũng không ngoại lệ, ngay khi chưa bấm máy, các dự án làm phim đã gây ồn ào cho dư luận, bằng cách này hoặc cách khác, với nhiều chiêu thức mới mẻ hơn.

thutuong1z.jpg
Đạo diễn Lê Hoàng ra mắt đoàn làm phim Thủ tướng

Nhìn vào danh sách các “món ăn” cho mùa phim Tết 2008, có thể thấy các nhà sản xuất vẫn tuân theo công thức làm phim ăn khách quen thuộc: tên phim gây tò mò + nội dung hấp dẫn + dàn diễn viên xinh đẹp, nổi tiếng. Nhưng chính các nhà sản xuất cũng bắt đầu ý thức được tình trạng khán giả bắt đầu ý thức được tình trạng khán giả bắt đầu chán ngấy với những bộ phim Gái - Đẻ – Gay (đồng tính) nên phim Tết 2008 không còn chạy đua theo những đề tài giật gân mà bắt đầu có sự tìm tòi khai phá những chủ đề mới, dù cũng chỉ là những đề tài cũ – người – mới – ta.

Có lẽ sau mấy năm loay hoay hết Gái Nhảy đến Trai Nhảy (mà nhiều khán giả vui tính dự đoán phim Tết 2008 của Lê Hoàng sẽ là... Gay Nhảy!), chính bản thân đạo diễn Lê Hoàng cũng chán ngấy chuyện lặp lại chính mình nên với Thủ tướng, đạo diễn họ Lê này hy vọng sẽ tạo nên trào lưu mới trong thể loại phim tạm gọi là phim – chính – khách, vốn chưa được khai thác ở Việt Nam.

Một câu chuyện tình kiểu “hoàng tử và Lọ Lem” quá quen thuộc giữa một cô gái thôn quê lên thành phố học đại học và một vị thủ tướng trẻ trung, đẹp trai, quyết đoán trong công việc nhưng vụng về trong chuyện tình cảm. Cũ về mô-típ, nhưng Lê Hoàng đủ tự tin rằng khán giả sẽ tò mò lần đầu tiên nhân vật thủ tướng xuất hiện trên màn ảnh Việt Nam sẽ như thế nào.

Còn với anh chàng đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, sau sự thành công không như ý về doanh thu của Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt (một phần do tên phim không... gây tò mò và nhiều tình huống hài chưa hợp gu của số đông khán giả Việt Nam), đã quyết chí gây ồn ào với Nụ hôn thần chết ngay khi còn đang viết kịch bản bằng cách tung kịch bản lên blog (theo lời đạo diễn là để... chỉnh sửa kịch bản lại lần cuối).

Chiêu PR – cập – nhật – thời - đại này đã khiến nhiều cư dân mạng xôn xao về bộ phim này ngay khi nó còn nằm trên giấy. Với câu chuyện mà Dũng khùng tự nhận là Nhảm – Hài – Sến xoay quanh rung động tình cảm giữa một chàng hoàng tử thần chết đẹp trai và một cô nàng tiếp thị rượu không tin trên đời có thần chết, Nụ hôn thần chết có đầy đủ yếu tố của một bộ phim giải trí: một chuyện tình kiểu Romeo & Juliet, một chút hài, một chút những tuyên ngôn nhảm nhảm, một chút hành động, một chút kinh dị...

Chả khác gì Hollywood hay Hồng Kông, Hàn Quốc, chuyện casting (chọn diễn viên) cho phim, với sự hỗ trợ đưa tin nhiệt tình của báo chí, cũng đã trở thành một chiêu thức gây chú ý cho phim được các nhà sản xuất tận dụng. Mặc dù đã chọn Johnny Trí Nguyễn từ đầu cho vai thần chết nhưng hãng Thiên Ngân và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vẫn tổ chức casting với sự tham gia của nhiều gương mặt mới như diễn viên Lương Thế Thành, ca sĩ Đăng Khôi, ca sĩ – người mẫu Nguyễn Tuấn Anh, người mẫu Vĩnh Thụy... với hy vọng phát hiện được gương mặt “thần chết” mới lạ hơn.

Nhưng cuối cùng thì nhà sản xuất cũng quay lại với phương án an toàn ban đầu là Johnny Trí Nguyễn. Trường hợp chọn Thanh Hằng vào vai nữ chính trùng hợp với sự kiện cô người mẫu này kiện đạo diễn Hồng Ngân sau khi tham gia phim Tôi là ngôi sao vô tình cũng trở thành “phương tiện PR” hữu hiệu. Thế nên, chỉ riêng chuyện casting thôi, tên bộ phim này cũng đã được nhắc tới trên hết báo này đến báo khác không dưới 10 lần. Ngoài Trí NguyễnThanh Hằng, phim còn quy tụ dàn diễn viên phụ nặng ký như Hoài Linh, Thành Lộc, Thanh Thủy, ca sĩ Phương Thanh, Thủy Tiên...

kimthu6z.jpg
"Gái một con" Kim Thư cũng trở lại với bộ phim Phát Tài của hãng phim Phước Sang

Tương tự, việc đạo diễn Lê Hoàng úp mở về chuyện chọn diễn viên cho nhân vật thủ vai thủ tướng với yêu cầu cực kỳ cao cũng khiến nhiều người tò mò, dù dân trong nghề đều biết tỏng đạo diễn đã chấm người mẫu Dương Hoàng Anh cho vai diễn này ngay từ đầu. Vẫn giữ lập trường chọn diễn viên không quá nổi tiếng nhưng có thể gây tò mò cho khán giả, lần này ngoài Dương Hoàng Anh, Lê Hoàng còn chọn nhiều gương mặt mới như siêu mẫu Minh Thúy, ca sĩ Phương Trinh... với lời tuyên bố bạo miệng là “chắc chắn sẽ thành ngôi sao khi phim trình chiếu”. Chuyện Quốc Cường bị cắt vai trong phim này đang lùm xùm cũng khiến khán giả chú ý đến Thủ tướng.

Từng tuyên bố nhiều dự án cho phim Tết 2008 như Chuột hay Bộ lạc siêu nhí nhưng cuối cùng hãng phim Phước Sang lại khởi quay một bộ phim có tên gọi đầy không khí Tết: Phát Tài. Không còn khai thác những chuyện “tréo ngoe” và những cảnh quay nóng bỏng như Khi đàn ông có bầu, Đẻ Mướn... “ông trùm” này tuyên bố Phát Tài sẽ là phim dành cho đối tượng teen (?!), đủ để khán giả trẻ gây tò mò “phim teen kiểu... Phước Sang” sẽ như thế nào. Dàn diễn viên của Phát Tài vẫn là những gương mặt quen thuộc trong những bộ phim trước đây của hãng này như Trương Ngọc Ánh, Kim Thư, Nguyễn Chánh Tín, Hoài Linh, Tấn Beo, Quyền Linh...

duyen-tran-thoat-tuc.jpg
Cát Phượng, Việt Trinh và Việt Hương trong Duyên Trần Thoát Tục

Im hơi lặng tiếng hơn các “đối thủ” nhưng hãng phim Sena cũng nuôi tham vọng Duyên trần thoát tục sẽ gây nên cơn sốt trong mùa phim Tết. Với thông điệp kiêu gọi con người sống theo triết lý nhà Phật: Nhân quả, Luân hồi và Nghiệp báo, Duyên Trần Thoát Tục được quảng cáo là một bộ phim cổ trang hấp dẫn với nhiều màn võ thuật hoành tráng, kỹ xảo công phu và nhiều cảnh quay ở Ấn Độ. Việt Trinh, Nguyễn Phi Hùng, Cát Phượng, Việt Hương... cũng sẽ là những cái tên đủ sức hút lôi kéo khán giả đến rạp.

Nếu hãng phim Chánh Phương giữ đúng tuyên bố của mình là sẽ trình chiếu Cú và Se Sẻ vào dịp Tết thì đây chắc chắn sẽ là một món ăn lạ nhưng sẽ khó ăn khách. Vì bộ phim làm về Việt Nam, do diễn viên Việt Nam thể hiện của đạo diễn người Mỹ Stepohane Gauger này tuy khá xúc động nhưng không mấy phù hợp với tâm lý giải trí của khán giả vào dịp Tết.

Theo Thế Minh
TheGioiNgheSy.gifa

Phim Tết 2008 và những nhân vật có cá tính mạnh

Thủ tướng, nhà tạo mẫu tóc, cô gái bán ve chai, người đồng tính và cả nhà sư, thần chết sẽ đồng loạt xuất hiện trên phim Tết năm nay. Sự đa dạng về các loại hình nhân vật lồng trong các câu chuyện tình hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều bất ngờ.

Phong phú về kiểu nhân vật nhất phải kể đến bộ phim Phát tài của hãng Phước Sang. Bộ phim khai thác chuyện tình của những nhà tạo mẫu tóc, giới trước giờ ít khi xuất hiện trên phim ảnh ở tuyến nhân vật chính. Ngoài ra, đủ thành phần xã hội từ tiểu thư con nhà đài các đến cô gái bán ve chai cũng được đạo diễn Lê Bảo Trung lồng vào nội dung.

Mới đi được 1/3 quãng đường, nhưng phim đã thu hút sự chú ý của nhiều người khi khai thác vấn đề khá nhạy cảm: Tình yêu của người đồng tính. Người sẽ đảm nhiệm vai trò này là ca sĩ Phương Thanh. "Đây không phải là chiêu để câu khách. Nhân vật đồng tính nữ được xây dựng đúng với yêu cầu cần thiết cho tính hiệu quả của nội dung phim", đạo diễn Lê Bảo Trung khẳng định.

Ca sĩ Phương Thanh hy sinh mái tóc dài để vào vai đồng tính.

Để thử sức mình trong việc yêu say đắm một người cùng phái, Phương Thanh đã chuẩn bị khá kỹ về tâm lý lẫn ngoại hình. Cô Chanh còn dự định cắt ngang mái tóc dài vừa nối để phù hợp với cá tính của nhân vật.

Tết này, lần đầu tiên nhân vật thủ tướng lên phim Việt. Tuy nhiên, biên kịch kiêm đạo diễn Lê Hoàng khẳng định đây không phải là bộ phim chính luận, vì không nhất thiết "Thủ tướng cứ phải liên quan đến vấn đề chính sách".

Nhân vật chính khách sẽ được khai thác ở khía cạnh một chàng trai 26 tuổi đầy nhiệt huyết trong mọi công việc, kể cả việc… yêu. "Chỉ hình ảnh một thủ tướng 26 tuổi cũng đủ lãng mạn rồi", Lê Hoàng nói. Phim chưa khởi quay đã tạo được dư luận với thông tin về việc thay đổi diễn viên.

Đầu tháng 8, Nụ hôn thần chết của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng gây xôn xao dư luận vì không tìm ra diễn viên phù hợp vào vai "thần chết". Nhân vật đặc biệt này có nhiệm vụ cũng hết sức đặc biệt là phải trao bằng được "nụ hôn đoạt mệnh" cho cô gái xinh đẹp Thanh Hằng. Sau nhiều lần cân nhắc, tài tử khá "hot" hiện nay Johnny Trí Nguyễn được chọn.

Johnny Trí Nguyễn và Thanh Hằng trong "Nụ hôn thần chết".

Một vài bức ảnh khá "nóng" của đôi bạn diễn xinh đẹp được đăng tải trên nhật ký online của đoàn làm phim đã thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả. Theo đó, sự chờ đợi để chứng kiến bộ phim "vô lý đến phát yêu" (lời của đạo diễn) cũng tăng dần. Nụ hôn thần chết do hãng Thiên Ngân và HK Film phối hợp sản xuất.

Hãng phim Sena mới thành lập nhưng cũng "chen chân" vào thị trường phim Tết với một bộ phim cổ trang có đề tài liên quan đến Phật giáo. Duyên trần thoát tục kể về những trắc trở trong mối tình truyền kiếp của một đôi trai gái. Sự xuất hiện cùng những lời mách bảo của các hòa thượng đã giúp họ vượt qua gian khổ, xa lánh bụi trần, để sống cuộc đời thoát vòng tục lụy.

Không chỉ được quay ở Ấn Độ, cội nguồn của đạo Phật, bộ phim còn đánh dấu sự trở lại của ngôi sao điện ảnh Việt Nam đầu thập niên 90 Việt Trinh sau nhiều biến cố trong đời sống.

Ban đầu, nhà sản xuất dự định phát hành phim dưới hình thức DVD. Nhưng để "ra rạp" kịp dịp Tết này, hãng Sena đã mạnh tay chi thêm mấy tỷ đồng để chuyển thành phim nhựa.

(Theo VnExpress)

Phim Tết 2008 đa dạng kiểu nhân vật

Thủ tướng, nhà tạo mẫu tóc, cô gái bán ve chai, người đồng tính và cả nhà sư, thần chết sẽ đồng loạt xuất hiện trên phim dịp Tết năm nay. Sự đa dạng về các loại hình nhân vật lồng trong các câu chuyện tình hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều bất ngờ.

Johnny Trí Nguyễn và Thanh Hằng trong một cảnh quay "Nụ hôn thần chết"

Phong phú về kiểu nhân vật nhất phải kể đến bộ phim Phát tài của hãng Phước Sang. Bộ phim khai thác chuyện tình của những nhà tạo mẫu tóc, giới trước giờ ít khi xuất hiện trên phim ảnh ở tuyến nhân vật chính.

Ngoài ra, đủ thành phần xã hội từ tiểu thư con nhà đài các đến cô gái bán ve chai cũng được đạo diễn Lê Bảo Trung lồng vào nội dung.

Dù mới đi được 1/3 quãng đường, nhưng phim đã thu hút sự chú ý của nhiều người khi khai thác vấn đề khá nhạy cảm: Tình yêu của người đồng tính.

Người sẽ đảm nhiệm vai trò này là ca sĩ Phương Thanh. "Đây không phải là chiêu để câu khách. Nhân vật đồng tính nữ được xây dựng đúng với yêu cầu cần thiết cho tính hiệu quả của nội dung phim", đạo diễn Lê Bảo Trung khẳng định.

Để thử sức mình trong việc yêu say đắm một người cùng phái, Phương Thanh đã chuẩn bị khá kỹ về tâm lý lẫn ngoại hình. Cô Chanh còn dự định cắt ngang mái tóc dài vừa nối để phù hợp với cá tính của nhân vật.

Tết này, lần đầu tiên nhân vật thủ tướng lên phim Việt. Tuy nhiên, biên kịch kiêm đạo diễn Lê Hoàng khẳng định đây không phải là bộ phim chính luận, vì không nhất thiết "Thủ tướng cứ phải liên quan đến vấn đề chính sách".

Nhân vật chính khách sẽ được khai thác ở khía cạnh một chàng trai 26 tuổi đầy nhiệt huyết trong mọi công việc, kể cả việc… yêu. "Chỉ hình ảnh một thủ tướng 26 tuổi cũng đủ lãng mạn rồi", Lê Hoàng nói. Phim chưa khởi quay đã tạo được dư luận với thông tin về việc thay đổi diễn viên.

Đầu tháng 8, Nụ hôn thần chết của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng gây xôn xao dư luận vì không tìm ra diễn viên phù hợp vào vai "thần chết". Nhân vật đặc biệt này có nhiệm vụ cũng hết sức đặc biệt là phải trao bằng được "nụ hôn đoạt mệnh" cho cô gái xinh đẹp Thanh Hằng. Sau nhiều lần cân nhắc, tài tử khá "hot" hiện nay Johnny Trí Nguyễn được chọn.

Một vài bức ảnh khá "nóng" của đôi bạn diễn xinh đẹp được đăng tải trên nhật ký online của đoàn làm phim đã thu hút nhiều sự quan tâm của khán giả. Theo đó, sự chờ đợi để chứng kiến bộ phim "vô lý đến phát yêu" (lời của đạo diễn) cũng tăng dần. Nụ hôn thần chết do hãng Thiên Ngân và HK Film phối hợp sản xuất.

Hãng phim Sena mới thành lập nhưng cũng "chen chân" vào thị trường phim Tết với một bộ phim cổ trang có đề tài liên quan đến Phật giáo. Duyên trần thoát tục kể về những trắc trở trong mối tình truyền kiếp của một đôi trai gái. Sự xuất hiện cùng những lời mách bảo của các hòa thượng đã giúp họ vượt qua gian khổ, xa lánh bụi trần, để sống cuộc đời thoát vòng tục lụy.

Không chỉ được quay ở Ấn Độ, cội nguồn của đạo Phật, bộ phim còn đánh dấu sự trở lại của ngôi sao điện ảnh Việt Nam đầu thập niên 90 Việt Trinh sau nhiều biến cố trong đời sống.

Ban đầu, nhà sản xuất dự định phát hành phim dưới hình thức DVD. Nhưng để "ra rạp" kịp dịp Tết này, hãng Sena đã mạnh tay chi thêm mấy tỷ đồng để chuyển thành phim nhựa.

Theo VnExpress

Friday, October 12, 2007

Phim chiếu Tết: Thêm một đối thủ nặng ký

2 ca sĩ Bảo Bàng (trái) và Vang Quốc Hải thử sức với điện ảnh - Ảnh: Q.N

* Những tiết lộ thú vị và gây "sốc"

(TNO) Không có thông cáo báo chí! Thay vào đó là những giấy mời dự buổi tiệc thân mật được gửi đến các phóng viên kèm theo đĩa CD những hình ảnh trong quá trình thực hiện bộ phim Phát tài, một sản phẩm điện ảnh tham gia vào thị trường phim Tết 2008. Hãng Phước Sang đã tận dụng cơ hội này để lăng xê những gương mặt mới toanh, bên cạnh việc huy động một "dàn sao" hùng hậu như mọi khi.

Đạo diễn Lê Bảo Trung cho biết: "Đây là phim thuộc thể loại tình cảm hài dựa trên kịch bản của Thạch Tuyền. Ngoài những tên tuổi quen thuộc như Trương Ngọc Ánh, Kim Thư, Cao Minh Đạt, Nguyễn Chánh Tín, nghệ sỹ hài Hoài Linh, Tấn Beo… phim Phát tài còn là cơ hội thể hiện mình với điện ảnh của các ca sĩ trẻ lần đầu đi đóng phim như: Bảo Bàng, Vang Quốc Hải, Đăng Khôi, Tiến Đạt".

Vị đạo diễn trẻ tiết lộ bộ phim kể những câu chuyện của những người thuộc các giai tầng khác nhau trong xã hội. Trong phim, diễn viên Kim Thư vào vai một tiểu thư khuê các yêu một chàng trai nghèo làm nghề tạo mẫu tóc. Vẫn là những câu chuyện tình lồng trong bối cảnh éo le theo mô típ: giàu-nghèo, bộ phim hứa hẹn thích hợp với không khí vui vẻ vào mùa Tết.

Sau buổi họp báo ngắn ngọn, tranh thủ lúc mọi người ăn uống vui vẻ, phóng viên Thanhnien Online lân la tán chuyện cùng các nhân vật đáng chú ý tham gia bộ phim Phát tài, 1 trong 3 phim sẽ tham gia chiếu vào dịp Tết 2008.

Nhà sản xuất Phước Sang: Phim sẽ có rất nhiều cảnh hot, nhưng…

* Chúc mừng anh đã trở lại "cuộc đua", nhiều người cứ ngỡ Hãng Phước Sang sẽ bỏ cuộc vì sức khoẻ của ông chủ không được như ý. Anh đã hồi phục được bao nhiêu phần trăm phong độ?

- 80%. Sau hàng tháng trời nằm nhà dưỡng bệnh vì cú tai biến mạch máu não, tôi đã có thể làm việc lại bình thường.

* Hy vọng anh sẽ "hết cơn bỉ cực, đến hồi thái lai". Anh có nghĩ phim của anh sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đua phim Tết cùng với Thủ tướng Nụ hôn Thần Chết?

- Tôi nghĩ không nên xem 3 phim này là đối thủ của nhau. Mỗi phim đều nhắm đến một đối tượng khác giả riêng. Phim của tôi nhắm đến tầng lớp khán giả bình dân.


Kim Thư hạnh phúc bên Phước Sang - Ảnh: Q.N

* Liệu có cảnh hot nào cực hấp dẫn không?

- Thực ra, phim sẽ có rất nhiều cảnh hot, nhưng mà lại… không nóng! (Hơi khó hiểu nhỉ!)

* Vậy điều gì sẽ lôi khán giả vào rạp xem phim?

- Theo nguyên tắc, nói ra hết rồi thì ai còn đi xem phim nữa. Chúng tôi làm phim này theo kiểu thị hiếu của tầng lớp nhân dân lao động. Vào năm mới, bất cứ ai cũng mong muốn được "phát tài, phát lộc". Đó là ước mơ của tất cả mọi người. Đây là một bộ phim hài, lãng mạn, rất thích hợp với không khí Tết.

* Chúc Hãng Phước Sang "thuận buồm xuôi gió" trong mùa Tết năm này. Nhân tiện, cũng xin chúc mừng anh đã được lên chức bố. Câu hỏi cuối cùng, ai chăm sóc anh khi Kim Thư qua Mỹ sinh con?

- Người nhà chăm sóc tôi. Lúc Kim Thư gọi điện về, tôi chỉ có "ú ớ" chứ không nói được. Tôi phải yêu cầu người nhà giấu kín chuyện tôi bị bệnh, sợ cô ấy lo.

Vừa lúc đó, diễn viên Kim Thư đến bên cạnh bố của con trai của mình. Cô nhìn Phước Sang với một cử chỉ rất âu yếm. Kim Thư vui vẻ cung cấp cho Thanhnien Online một vài thông tin về cậu quí tử của Phước Sang:

Diễn viên Kim Thư: Con của tôi đẹp giống mẹ!

* Sinh con xong, trông chị ngày càng đẹp ra. Có thể "bật mí" vài điều về "cục cưng" của chị không?

- Cám ơn bạn. "Cục cưng" của tôi nay đã được 1 tháng rưỡi tuổi rồi. Bú sữa rất nhiều. Thằng bé đẹp… giống mẹ! (cười).

* Mới sinh con xong mà đã đóng phim rồi! Trong phim Phát tài, Kim Thư đóng vai gì?

- (Cười). Thư đóng vai một tiểu thư con nhà giàu… yêu một chàng nghệ sĩ tạo mẫu tóc.

* Lúc nãy, khi đứng trên sân khấu làm MC, Phương Thanh có nói: "Phước Sang hay có những ý kiến gây bất ngờ lắm", chẳng hạn như thay vì cho Phương Thanh yêu một anh đẹp trai, thì lại bắt Phương Thanh "yêu" Kim Thư!". Trong phim, Phương Thanh vào vai một cô nàng đồng tính. Có thật là Phương Thanh sẽ "yêu" Kim Thư?

- (Lại cười và lắc đầu). Không nói đâu!

Tiếp cận Phương Thanh, Thanhnien Online có cuộc trao đổi ngắn:

Phương Thanh sẽ "yêu" ai?


Ca sĩ Phương Thanh và rapper Tiến Đạt - Ảnh: Q.N

* Thông tin được dư luận quan tâm là trong phim này Phương Thanh lần đầu tiên đóng vai lesbian (đồng tính nữ). Sao chị lại nhận vai này?

- Thì cũng bình thường thôi, có gì to tát đâu.

* Có cảnh nào dễ gây tranh cãi không? Chẳng hạn như "hôn nhau" hay "gì gì" đó?

- Thật tình, đạo diễn Lê Bảo Trung chưa "bật mí" gì hết. Tối nay mới có lịch đóng cảnh đầu tiên mà. Nhưng chắc nếu diễn mấy cảnh les thì cũng chỉ "tượng trưng sơ sơ" thôi.

* Thời gian này chắc chị rất bận rộn. Ngoài việc xuất hiện trong 2 phim Nụ hôn Thần Chết và Phát tài, Phương Thanh còn phải lo chuẩn bị liveshow sắp tới nữa. Chắc bị áp lực lắm nhỉ? Còn chuyện "Phương Thanh bị khủng bố bằng tin nhắn" tới đâu rồi?

- Bên công an vẫn tiếp tục điều tra. Thật ác vì có người bảo Phương Thanh tung tin để gây scandal trước liveshow.

* Có thể tiết lộ chị "yêu" ai trong phim không? Đừng bảo là Kim Thư nhé?

- (Cười lớn). Chút xíu nữa phải đi quay đây. Để xem sao.

Phim Việt chiếu tết - Không chỉ là mùa vụ

Những năm gần đây, việc các phim Việt chiếu rạp- với đa phần là các phim mùa Tết- thu hút được một lượng lớn công chúng nước nhà đã là một tín hiệu vui và đầy khởi sắc đối với điện ảnh Việt Nam nói chung và những người làm nghề nói riêng.

Dù vẫn chỉ đang trong giai đọan “chập chững” khi từng bước một rời xa lề lối làm phim kiểu cũ, sự khởi đầu đáng phấn khởi này cho thấy phim Việt đã thực sự có đời sống của nó, như một qui luật tất yếu. Hướng đến việc làm phim là phải có nhiều khán giả, những người làm phim đã mạnh dạn đi vào khai thác từ những thường thức của cuộc sống cho đến những mảng vấn đề khá “gay góc” của xã hội đương đại, rồi cả các đề tài mang tính giả lập hay phi thực. Cách “kể chuyện” trong phim (hình ảnh, âm thanh, cắt dựng…) cũng được chú trọng và đầu tư hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của đại bộ phận khán giả.

Thực vậy, từ sự “mở màn” trở lại của Gái nhảy (đạo diễn Lê Hòang- hãng phim Giải phóng) vào mùa Tết 2003 với doanh thu phòng vé “cao ngất”, khiến những ai còn thờ ơ với phim Việt cũng phải “giật mình” lưu tâm, về cái gọi là hiện tượng này! Bởi, sau một thời gian dài “bội thực” với các phim “truyền thống” của điện ảnh trong nước (mà cũng chỉ được… thấy tên phim qua các phương tiện truyền thông, còn thì không có mấy phim được chiếu rạp), công chúng bắt đầu ngán ngẩm và mất dần lòng tin vào phim Việt. Gái nhảy đã ít nhiều “vực dậy” được không khí “chợ chiều” đó, khi được đạo diễn Lê Hòang đẩy mạnh việc thể hiện câu chuyện phim theo hướng khác hẳn với kịch bản gốc Trường hợp của Hạnh (biên kịch Ngụy Ngữ). “Xông thẳng” vào đề tài khá nhạy cảm và phức hợp này, bằng nhiều chi tiết lẫn hình ảnh hơi gây sốc (so với những phim Việt trước giờ), Gái nhảy đã được khán giả đón nhận ầm ĩ! Nó tạo nên một hiệu ứng nhất định cho giới làm phim trong nước, khi thời gian sau đó là sự “rùng rùng” chuyển động của các phim Việt mùa Tết (bất kể nhiều dư luận “trái chiều” nhau, về cách thức làm phim kiểu này!).

Cảnh phim Gái nhảy

BỮA TIỆC TẾT ĐA DẠNG…

Tiếp theo Gái nhảy, sự xuất hiện của Những cô gái chân dài (phim đầu tay của đạo diễn trẻ Vũ Ngọc Đãng- hãng phim tư nhân Thiên Ngân) càng khiến “bữa tiệc Tết” bắt đầu trở nên đa dạng hơn. Nếu Gái nhảy đi sâu vào khai thác thân phận những cô cave ở các vũ trường, Những cô gái chân dài cũng chọn cách thức tương tự, khi “hé mở” chuyện hậu trường của thế giới người mẫu cùng những nỗi niềm luôn cần sự cảm thông và chia sẻ. Cách nhìn cách nghĩ khá tươi trẻ đến táo bạo của những cô gái đương đại này, đã được đạo diễn Vũ Ngọc Đãng “thổi” vào phim mình với tiết tấu thật nhanh và mạnh, dù cũng không kém phần lắng đọng khi cần thiết. Đây có lẽ cũng là phim Việt đầu tiên tiếp cận được với nhịp sống mới của những người trẻ hiện đại, bằng chính sự “trẻ trung” của không khí phim. Ngay cả nhạc phim (tác giả Nguyễn Quang Dũng, vốn là đạo diễn) cũng được phối hợp đồng bộ, tạo nên một diện mạo thật mới cho phim.

Những cô gái chân dài sau khi công chiếu rạp, đã được chính nhà sản xuất phát hành ở ngòai thị trường dưới dạng DVD (kèm theo soundtrack nhạc phim). Như một hình thức mới nữa của phim Việt vào thời điểm đó, trong nỗ lực hiện diện dài lâu và phổ quát trong đời sống thực. Và rất đáng ghi nhận. Tiếp nối dòng phim giải trí này, Nữ tướng cướp (đạo diễn Lê Hòang- hãng phim Thiên Ngân) cũng gây được tiếng vang đáng kể, là bước đánh dấu sự hợp tác đầu tiên giữa một đạo diễn kỳ cựu ở một hãng phim nhà nước, khi chuyển sang làm phim cho hãng phim tư nhân. Khi đàn ông có bầu (đạo diễn Phạm Hòang Nam- hãng phim Giải phóng) lại là một bộ phim mang tính giả lập, mà nội dung có vẻ như được “thông báo” trước ngay từ tên phim.

Tuy vậy, những “thủ pháp” Khi đàn ông có bầu được đạo diễn Phạm Hòang Nam (vốn xuất thân là một quay phim thuộc hàng “cao thủ”) điểm xuyến thật dí dỏm và duyên dáng; bên cạnh đó là sự đầu tư cho những vật dụng hiện diện trong phim cũng đầy chất cinema (xe nước mía vận hành tự động, xe xích lô bay…). Cách thức này chẳng những chưa có tiền lệ trong phim Việt, mà còn là tiền đề cho nhiều phim Việt tiếp theo, khi ứng dụng và phổ biến những “đồ chơi” khá vui mắt kiểu này vào câu chuyện phim. Lọ lem hè phố (đạo diễn Lê Hòang- hãng phim Giải phóng) là dạng phim làm tiếp theo phim “ăn khách” (Gái nhảy), cũng là phương thức mới của phim Việt (dù đây là điều khá quen thuộc ở nghành công nghiệp giải trí này, của thế giới); và cũng gặt hái thành công như mong đợi, từ phía đơn vị sản xuất.

Cuộc “Nam tiến” của Chiến dịch trái tim bên phải (phim đầu tay của đạo diễn trẻ Đào Duy Phúc- hãng phim Truyện 1) lại là một “đột phá” khác, và bước đầu đã “thông tầm” được khuynh hướng làm phim giải trí, ở cả hai miền Bắc và Nam. Chiến dịch trái tim bên phải sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ của “…thứ ba học trò” ngày nay, trong các lời thọai của phim. Rồi cả sự lãng mạn bay bổng của những ước mơ trẻ, nhưng dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm; thông qua những cuộc chơi hay những trò “bày biện” nghịch ngợm trong phim. Đây cũng là “viên gạch nền móng” để một hãng phim tư nhân phía Nam như Thiên Ngân “chọn mặt gửi vàng” cho đạo diễn trẻ Đào Duy Phúc thực hiện phim tiếp theo Hai trong một (kịch bản gốc được mua từ Mỹ, và chuyển thể).

Hồn Trương Ba da hàng thịt (phim đầu tay của đạo diễn trẻ Nguyễn Quang Dũng- hãng phim tư nhân Phước Sang, công ty BHD, HK Film) mượn điển tích xưa, nhưng xáo trộn hòan tòan mô-tip cũ và chuyển tải những thông điệp mới vào; bằng rất nhiều “thủ pháp” và tình huống thật sắc nét, độc đáo. Ấn tượng nhất là hình ảnh và tiết tấu của “vũ điệu mổ thịt” trong lò mổ, được nâng lên thành nghi lễ một cách hài hước, dù không kém phần khí thế! Chưa kể một câu thọai đầy tính phá cách của nhân vật nữ chính, khi đối diện với tình cảnh bi đát của chính mình: “Mưa rơi là chia tay thật rồi, phim- nào- cũng- vậy!”. Nó khiến cho cái hài và cái bi dễ dàng lật trở hay hóan đổi cho nhau, trong phim này. Và cũng tạo nên thật rõ ràng một phong cách làm phim, mang đậm “dấu ấn” của đạo diễn.

Đẻ mướn (phim đầu tay của đạo diễn trẻ Lê Bảo Trung- hãng phim Phước Sang) chọn đề tài cũng khá lạ và mang tính thời sự- xã hội cao. Tuy nhiên, câu chuyện phim rẽ sang hướng “rượt đuổi” tình cảm giữa các nhân vật, để từ đó tạo “đất” cho đạo diễn trẻ Lê Bảo Trung trổ tài với những pha hành động (Action) thuộc hàng “Việt Nam chất lượng cao” theo cung cách phim hành động của Hollywood.

Thừa thắng xông lên, hãng phim Phước Sang quyết tâm giao tiếp cho đạo diễn trẻ này thực hiện phim tiếp theo Võ lâm truyền kỳ, công chiếu mùa Tết Đinh Hợi vừa qua. Phim là câu chuyện phi thực về thế giới của các “game thủ”, trong trò chơi trực tuyến “Võ lâm truyền kỳ” đầy sức hút đến “ma mị”; vừa được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Vẫn “trình diễn” thế mạnh của mình là Action hòanh tráng, đạo diễn Lê Bảo Trung đã huy động mấy trăm con trâu con bò vào các trận chiến trong phim, bên cạnh đó là những màn “trốn- tìm- đuổi- bắt-đánh nhau” cũng thật bắt mắt, tràn đầy tiếng cười sảng khóai trong mấy ngày Xuân.

Chuông reo là bắn (đạo diễn Trương Dũng- hãng phim Giải phóng sản xuất, hãng phim Đào Thu hợp tác phát hành) xóay vào một tình huống giả định của tệ nạn “tống tiền, tống tình” bằng cách “post” hình ảnh đầy tính riêng tư (của những người nổi tiếng) lên trên mạng Internet. Tuy trào lưu này đã tạm lắng đọng ở Việt Nam sau một thời gian bùng phát dữ dội, nhưng vẫn còn là đề tài khá “thời đại”, và là một vấn nạn mới phát sinh của xã hội đương đại.

Cùng cách “đi song hành” cùng thời đại này là Trai nhảy (đạo diễn Lê Hòang- hãng phim Thiên Ngân), tuy thật ra cả hai phim Chuông reo là bắnTrai nhảy đều có cùng tác giả kịch bản là Lê Hòang! Trai nhảy đã “liều lĩnh” tìm đến và khai thác thế giới nội tâm đầy tính phức cảm của giới đồng tính, khi đây vốn dĩ vẫn còn là thể tài thuộc dạng “vùng nguy hiểm” của điện ảnh thế giới. “Đánh thẳng” vào sự tò mò của công chúng về “thế giới thứ ba” này, những người làm phim đã ít nhiều bộc lộ khả năng nhanh nhạy về việc thăm dò và khám phá thị trường; đồng thời cũng là một thái độ chọn lựa khi chấp nhận tính rủi ro cao, bởi những vấn đề nhạy cảm kèm theo đó!

Có thể nói, với sự thành công khả quan về doanh thu các phim Việt chiếu rạp ở các mùa Tết, tình hình điện ảnh nước nhà cũng sôi động hẳn lên thấy rõ, từ công chúng cho đến giới làm nghề…

Cảnh phim Trai nhảy

… NHỮNG ĐIỀU LO NGẠI

Tuy nhiên, việc chỉ “nhăm nhăm” làm phim cho mỗi “mùa vụ” Tết này cũng cho thấy những khiếm khuyết “lồ lộ” của người làm phim. Đành rằng khán giả Việt vẫn rộng lượng mà “tặc lưỡi” bỏ qua, cho vui trong những ngày du Xuân,nhưng cũng không vì thế mà người làm nghề được quyền lơ là không “nhặt sạn” trước, từ các tác phẩm trình chiếu của mình.

Có một điểm dễ thấy đầu tiên trong các phim vừa đề cập đến, là sự hiện diện của “dàn sao” từ các sân khấu kịch và sự góp mặt của các ca sĩ nổi tiếng hay lực lượng người mẫu hùng hậu từ thời trang “đổ bộ” sang! Nhìn lại, diễn viên thực sự là “dân điện ảnh” gần như không có mấy gương mặt xuất hiện? Lẽ đương nhiên, không thể phủ nhận sự “hút khách” của các ngôi sao sân khấu (như nhãn hiệu cầu chứng cho doanh thu phòng vé- điều lưu tâm hàng đầu của các nhà sản xuất), cũng như không thể không ghi nhận những nỗ lực diễn xuất từ các lực lượng này. Nhưng tình trạng phim ảnh trong nước bị “kịch hóa” hoặc “tấu hài- tạp kỷ hóa” trong thời gian qua có lẽ cũng đã đến mức độ báo- động- đỏ! Như một phim được đầu tư khá hòanh tráng của phim Việt mùa Tết Đinh Hợi, lại rơi vào điểm nhược này một cách khá là đơn giản và tùy tiện đến độ không thể chấp nhận được. Điều này trước nhất là trách nhiệm của đạo diễn, khi không thể chủ động hay chỉ đạo được trong các cung cách và phương hướng diễn xuất của các diễn viên, trong phim mình. Điều nguy hiểm này cũng sẽ tạo tiền lệ xấu, khi vô tình làm lẫn lộn và sai lệch đi ngôn ngữ riêng của nghành nghệ thuật thứ bảy. Trong khi đó, một phim giải trí nổi tiếng của Hong Kong và Trung Quốc mới gần đây là Công phu (Kung fu Hustle) của đạo diễn Châu Tinh Trì, cũng lấy bối cảnh là một khu lao động ở Thượng Hải những năm 1940, với những nhân vật tưởng chừng có vẻ rất “ô hợp”. Nhưng phim vẫn được “cân chỉnh” rất hài hòa giữa cái hài (từ tình huống bật ra, không phải chỉ là là sự “vặn vẹo” đến “nhễu nhại” của hình thể) trong câu chuyện phim và đường nét diễn xuất của các diễn viên trong phim. Và vì thế, không phải ngẫu nhiên mà phim này được đề cử giải BAFTA 2006 Phim không nói tiếng Anh xuất sắc nhất, đề cử giải Địa Cầu Vàng 2006 Phim nước ngòai xuất sắc nhất; trước đó đã nhận được 10 đề cử ở LHP Kim Mã Đài Loan 2005, và 15 đề cử ở giải thưởng Điện ảnh Hong Kong 2005.

Mặt khác, khi cố gắng vượt thoát khỏi căn bệnh trầm kha của phim Việt là sự giáo điều đến “rập khuôn” và xơ cứng trong các câu chuyện phim; những người làm phim đôi khi đã mất kiểm sóat khi lạc hẳn sang một thái cực khác: biến các nhân vật của mình thành người “ăn tục, nói phét” khi tung hê tất cả mọi thứ đến lọan lên! Việc “bê nguyên” vào phim những hiện thực trần trụi mà không hề có chủ định gì, cũng như không hề cần thiết cho sự phát triển của đường dây câu chuyện phim… khiến khán giả có cảm giác như thỉnh thỏang mình đang bị “vứt rác vào mặt”! Hậu quả là với những phim này, người xem khi xem xong… là quên ngay tức thì, không còn và cũng không dám nhớ gì đến các nhân vật trong phim! Nhân vật có thể xấu, nhưng phải có lý do đủ để khiến người xem chấp nhận và cảm thông. Như với các nhân vật “đầu trộm đuôi cướp” trong phim Thiên hạ vô tặc (A World Without Thieves) của đạo diễn Trung Quốc là Phùng Tiểu Cương, người xem gần như ngẩn ngơ với từng nhân vật một! Bởi, mỗi nhân vật đều có hai mặt tốt xấu (dù đôi khi chỉ thể hiện tic-tac) được thể hiện rất sống động và vô cùng thuyết phục trên phim, tùy theo diễn tiến câu chuyện cùng các chi tiết lẫn tình huống “cài đặt” của người làm phim. Mà đây vẫn hòan tòan là một phim mang tính giải trí đơn thuần (bởi những “thủ pháp” có phần khoa trương hoặc cường điệu trong “cách kể”), từng “gây sốt” khắp các rạp chiếu của Trung Quốc. Điều thú vị là phim đã đọat được giải Kim về Kịch bản gốc xuất sắc nhất, tại LHP Kim Mã Đài Loan 2005.

Việc những đạo diễn Việt “đánh mất” đi vẻ đẹp của nhân vật trong phim mình, hay nhầm lẫn trong việc thể hiện những cái đẹp theo ngôn ngữ điện ảnh; rủi thay lại là những điều thường thấy trong lọat phim Việt chiếu Tết này. Có đạo diễn đã biến những khao khát tình cảm của những người phụ nữ cô đơn (vì hòan cảnh hay lý do gì không rõ, trên phim) thành những người đàn bà “quái thai” vì ẩn-ức-chế về dục tình, một cách không cần thiết, khi xây dựng nhân vật của phim. Nếu điều này là thực sự cần nhấn mạnh, điện ảnh cũng sẽ không ngần ngại gì mà không đi sâu vào lột tả bản chất của các vấn đề thuộc về bản năng con người. Như phim Isle (phổ biến bản DVD ở Việt Nam, với tựa tiếng Việt: Cô lái đò), của đạo diễn Hàn Quốc Ki- duk Kim. Phim có các cảnh quay thuộc dạng gây sốc về tính dục lẫn bạo lực, và được đề cử giải Sư Tử Vàng ở LHP quốc tế Venice 2000. Rồi một đạo diễn khác nữa của Việt Nam, cũng đã biến cái chết của một nhân vật nữ trong phim của mình thành sự lãng mạn đầy tính sắp đặt và áp đặt; mà không hề chú tâm đến tình huống phát triển của câu chuyện phim, hay trạng thái tâm lý của các nhân vật liên quan lẫn của người xem! Nếu để tâm đến cái gọi là yếu tố lãng mạn trong phim (theo quan niệm kiểu Châu Á), có thể nói hiện nay điện ảnh Hàn Quốc đã gần như xếp hạng đầu trong khu vực. Dù vậy, sự lãng mạn được những người làm phim ở “xứ sở nhân sâm và kim chi” thể hiện rất tinh tế, hòan tòan không phô bày lộ liễu. Như mới đây, phim Quái vật sông Hàn (The Host) của đạo diễn Joon- ho Bong, đã được xếp vào danh sách phim đạt kỷ lục về doanh thu cao nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc; rồi khi trình chiếu tại nước láng giềng Nhật Bản cũng đạt kỷ lục là phim nước ngòai đạt doanh thu cao nhất. Phim được nhận xét là có câu chuyện phim đầy đậm yếu tố lãng mạn, khi cả gia đình nhân vật chính cùng “kề vai sát cánh” bên nhau chiến đấu chống lại một con quái vật nổi lên từ đáy sông Hàn; để cứu lấy mạng sống cô gái nhỏ trong nhà, vốn bị quái vật giam cầm. Tuy vậy, gần như cả bộ phim người xem không hề thấy những hình ảnh mang tính “ve vuốt”; trái lại chỉ là sự khốc liệt và dứt khóat trong hành xử của các nhân vật, cùng những tình cảm ẩn giấu. Phim này cũng vừa được nhập về trình chiếu tại Việt Nam, và được các “tín đồ” điện ảnh kéo nhau đi xem rất đông vui.

CHỈ LÀ GIAI ĐOẠN

Dẫu sao, với những cố gắng đáng ghi nhận của những người làm phim ở Việt Nam trong dòng phim chiếu Tết, cùng sự đón nhận và chia sẻ từ khán giả nước nhà trong thời gian vừa qua; người ta có quyền tin tưởng và hy vọng rằng, cũng từ chính những khiếm khuyết ban đầu này điện ảnh Việt nói chung và dòng phim chiếu Tết nói riêng sẽ được “gầy dựng” một cách xứng tầm hơn trong tương lai gần. Và không còn phải chỉ là những phim “mùa vụ”! Bởi tất cả cũng chỉ mới đang là bước khởi đầu của giai đọan “cửa ngỏ”. Vì một sự cầu thị chung, của cả giới làm nghề lẫn công chúng cả nước.

Phim Việt chiếu rạp: "Nổ" là chính?

Quảng cáo chiếm tới 50% thành công về mặt khán giả của một bộ phim. Ý thức điều này, mấy năm nay các nhà làm phim ở Việt Nam rất chú trọng đến việc tung "chiêu" quảng cáo phim, đặc biệt là phim chiếu Tết.

Quảng cáo gây sốc!


Nhắc đến phim Việt, người ta vẫn thường lắc đầu: "Nổ" là chính! Tâm lý này bắt nguồn từ chuyện quảng cáo của các nhà làm phim. Phim còn là ý tưởng, kịch bản còn đang viết đã được nhà sản xuất hay đạo diễn văng "miểng" tung tóe với các tựa đề gây sốc như "Đàn ông có bầu", "Đẻ mướn" hay "Trai nhảy". Chuyện casting diễn viên cũng om xòm với mời diễn viên ngoại, ngôi sao ca nhạc, người mẫu chân dài, hoa hậu đang có scandal.
demuon.jpg


Các diễn viên trong phim Đẻ mướn


Thôi thì đủ chuyện khiến khán giả sốt ruột, tò mò, cứ ngỡ như phim sắp ra mắt đến nơi rồi! Đến khi phim bấm máy, từ nhà sản xuất, đạo diễn, quay phim, đến diễn viên cứ úp úp, mở mở về các cách cảnh quay: Diễn viên Hà Kiều Anh bị thương khi đóng cảnh nguy hiểm (phim "Đẻ mướn") hay Thành Lộc giả gái ra sao, Ngô Thanh Vân tắm thế nào (trong phim "2 trong 1").

Với những bộ phim Tết có người làm PR chuyên nghiệp thì hình ảnh, chuyện hậu trường làm phim đều được cân nhắc, chọn lọc kỹ để phục vụ cho việc "quảng cáo không phải quảng cáo" xuất hiện liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm sao đạt được mục đích bộ phim ngấm dần vào sự quan tâm của khán giả.

Giai đoạn làm hậu kỳ phim tưởng như chẳng có gì "sốt" thế mà cũng không ít chuyện được "buôn" về bộ phim, như hậu kỳ, kỹ thuật và kỹ xảo làm tận Thái Lan, Hồng Kông, để rồi sau này mọi người mới biết bị lừa vì phim làm hậu kỳ chính ở Việt Nam rồi... mang sang Thái Lan bắn lên đĩa nhựa.

Khi chiến dịch quảng cáo rầm rộ được tung ra, thôi thì panô, áp phích, băng rôn... với hình ảnh đẹp, ấn tượng, bắt mắt treo khắp các đường phố lớn của Hà Nội, TP. HCM và những nơi sẽ là thị trường chính của phim chiếu Tết.

Tất cả những chuyện nêu trên cũng chưa đáng "sốc" bằng những lời quảng cáo cực kỳ có cánh trên poster kiểu như "Cười lăn cười bò", "Cười ngất xỉu", "Cười té ghế" của phim "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Còn poster của phim "2 trong 1" thì cam đoan "không cười trả lại tiền mua vé". Lại nữa, có những lời quảng cáo còn "phê" đến mức: "Hãy đến với "Đẻ mướn" để xem Hà Kiều Anh, Chi Bảo diễn thử cảnh chăn gối".

Thật hết biết! Và kinh phí dành cho quảng cáo của các phim chiếu Tết nghe cũng rất "sốc": Phim "Khi đàn ông có bầu" bỏ ra tới 700 triệu đồng quảng cáo, còn "Đẻ mướn" thì chỉ trong vòng một tháng, quảng cáo ngốn ngót nghét 1 tỷ. Phía các nhà làm phim "2 trong 1" cũng đưa ra con số xấp xỉ 1 tỷ đồng cho quảng cáo.

Chiêu nào cho phim Tết?

"Trai nhảy" đã làm xong từ tháng 6/2006 nhưng một số bật mí "khe khẽ" của đạo diễn Lê Hoàng, hãng phim Thiên Ngân vẫn im như tờ, chỉ úp mở sẽ bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng và có nhiều chiêu "quảng cáo" mới lạ cho bộ phim này.

Nhân chuyện Cindy Thái Tài (chuyển giới tính từ nam sang nữ) chính thức là ca sĩ và vừa phát hành album đầu tay, người ta dự đoán Cindy Thái Tài sẽ là tâm điểm gây sốc cho "Trai nhảy" khi cô đóng vai ca sĩ Cindy trong bộ phim này.
cindy.jpg

Nhân chuyện Cindy Thái Tài chuyển giới tính từ nam sang nữ, người ta dự đoán Cindy Thái Tài sẽ là tâm điểm gây sốc cho phim "Trai nhảy"

"Chuông reo sẽ bắn" (hãng Giải phóng) cuối tháng 10 mới cơ bản xong phần quay, được chú ý bởi đề tài "tung hình sex lên mạng" nhưng theo một số người đánh giá là đã "nguội", để xem đạo diễn Trương Dũng hâm nóng bằng "chiêu" gì. Hỏi, ông đạo diễn này chỉ lắc đầu "bí mật".

"Dòng máu anh hùng" vừa xong hậu kỳ ở Mỹ, dự định khởi chiếu vào dịp 22/12 tại TP. HCM và Hà Nội. Ngoài dàn diễn viên Việt kiều về nước đóng phim, bộ phim này đang gây chú ý bởi tuyên bố "choáng" về kinh phí làm phim: Dự toán ban đầu là 800.000 USD nhưng đến khi hoàn tất ngốn mất 1,5 tỷ USD vì toàn bộ âm thanh, kỹ xảo do hãng Paramount của Mỹ thực hiện.

"Dòng máu anh hùng", "Sài Gòn nhật thực" còn là những bộ phim Việt Nam đầu tiên có quảng cáo trên trang web www.imdb.com của Hollywood với hình ảnh của đạo diễn, diễn viên chính, poster khá bắt mắt và một số cảnh "hot" trong phim.

Gây ồn ào nhất là bộ phim "Võ lâm truyền kỳ" với đủ chuyện: Từ tranh nhau tên phim với hãng Thiên Ngân đến chuyện mời ngôi sao ngoại, rồi kịch bản game online đang ăn khách và những bật mí một số cảnh trong phim như Thanh Thảo phóng xe máy chui qua gầm ô tô. Đạo diễn Lê Bảo Trung còn khẳng định: "Võ lâm truyền kỳ" sẽ hấp dẫn khán giả hơn "Đẻ mướn" gấp 4 - 5 lần. Nghe mà thấy "tò mò quá"!

Đánh giá về phim Việt chiếu Tết mấy năm qua, đại diện một hãng phim tư nhân cho rằng, khán giả bây giờ không còn chuộng những bộ phim quá chú trọng khâu PR mà bỏ qua chất lượng thực sự của phim. Điều này là chính xác, bởi nếu có một cuộc bình chọn từ phía khán giả cho bộ phim yêu thích nhất, chắc chắn những "Đẻ mướn", "2 trong 1" hay "Hồn Trương Ba da hàng thịt" sẽ trượt.
aoluahadong1.jpg

Phim "Áo lụa Hà Đông" không hề rực rỡ, không hề có những cảnh "hot" vậy mà vẫn chiếm được cảm tình của khán giả

Đành rằng, phải quảng cáo để người xem đến rạp nhưng cứ nói vống, nói quá và "nổ" thì chỉ gây mất lòng tin ở khán giả với phim Việt mà thôi. Câu chuyện về bộ phim "Áo lụa Hà Đông" được khán giả Hàn Quốc bình chọn là "Phim được khán giả yêu thích nhất" tại LHP Pusan tháng 10 vừa qua gợi nên đôi điều suy ngẫm.

Cũng chỉ với cách tiếp thị thông thường là phát poster cho khán giả, thậm chí poster của phim "Áo lụa Hà Đông" không hề rực rỡ, không hề có những cảnh "hot", chỉ là hình ảnh của nữ nhân vật chính mặc tấm áo nâu bạc màu rách rưới, ôm trên tay đứa con đã chết và hét lên đau đớn mà gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả.

Xem poster, người Hàn Quốc đến rạp và những gì bộ phim mang lại cho họ hoàn toàn nằm trong mạch cảm xúc ban đầu có được từ tấm poster. "Áo lụa Hà Đông" sẽ trình chiếu ở Việt Nam vào dịp 8/3/2007, nghĩa là đợt 2 của phim chiếu Tết (Âm lịch). Chúng ta hãy chờ xem các nhà sản xuất phim sẽ dùng chiêu gì quảng cáo cho bộ phim này!

Theo Hương Thuỷ - Thời trang trẻ